Đang thực hiện

Phân Phú Điền với cây trồng

    • Bón phân NPK Phú Điền cho cây vải, nhãn

      Bón phân NPK Phú Điền cho cây vải, nhãn

      Mặc dù vải, nhãn có hệ thống rễ phát triển và khai thác được nhiều dinh dưỡng từ đất, nhưng bón phân cân đối, hợp lý cho vải, nhãn không chỉ quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả    kinh tế mà còn là cơ sở để phát triển sản xuất bền vững.  

    • Bón phân NPK Phú Điền cho cây thanh long

      Bón phân NPK Phú Điền cho cây thanh long

      Cây thanh long chịu hạn tốt nên được trồng ở những vùng nóng và cần ánh sáng trực tiếp. Thanh long chủ yếu được trồng tập trung ở vùng cát nóng Bình Thuận. Do biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần, miền Bắc nóng hơn và rét giảm dần nên cây thanh long đang được trồng tại các tỉnh phía Bắc.

    • Bón NPK Phú Điền cho lúa mùa

      Bón NPK Phú Điền cho lúa mùa

      Sử dụng phân đa dinh dưỡng, phân hỗn hợp NPK Phú Điền ngoài thành phần chính đạm, lân, kali còn bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây lúa. Điểm cơ bản của vụ lúa mùa tại đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là gieo cấy vào thời kỳ nhiệt độ cao nhất trong năm (giữa tháng 6 đầu tháng 7) và sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Vụ mùa, nhiệt độ không khí cao, dẫn đến nhiệt độ trong nước và trong đất cao, làm cho hiệu suất sử dụng phân bón thường thấp hơn vụ xuân. Do đó phải có những điều chỉnh trong bón phân để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng.   Đây chính là những lý do tại sao liều lượng phân bón cho lúa mùa tại ĐBSH thường thấp hơn vụ xuân khoảng 20 - 25% và hiệu suất sử dụng, nhất là phân đạm cũng thường thấp hơn vụ xuân. Phần lớn vụ mùa đều được cấy trên nền lúa vụ xuân nên thời gian giữa hai vụ rất ngắn. Tại những vùng có vùi rơm rạ vào đất, rất cần xử lý bằng các chế phẩm vi sinh vật thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ, tránh ngộ độc hữu cơ.   Khi vùi rơm ta cần tăng thêm lượng phân đạm bón khoảng 10% ngay khi bón lót để tăng nguồn thức ăn cho vi sinh vật phân giải hữu cơ, nếu không, chúng sẽ cạnh tranh với lúa khiến lúa có thể bị thiếu đạm ngay trong thời kỳ đầu. Nếu ruộng không được trả lại rơm rạ thì không cần tăng lượng đạm bón.   Bón phân chuồng cần lưu ý: Do nhiệt độ cao nên tốc độ phân hủy hữu cơ cũng nhanh hơn. Thêm vào đó, một phần phân chuồng bón từ vụ xuân không thể phân hủy hết do nhiệt độ trong suốt vụ không cao, nên quá trình phân hủy sẽ tiếp tục trong vụ mùa. Do vậy, hiệu quả bón phân chuồng cho lúa trong vụ mùa thường cao hơn vụ xuân. Nếu bón phân chuồng tươi thì tình trạng ngộ độc hữu cơ dễ xảy ra và cũng cần bón bổ sung khoảng 10% phân đạm trước khi cấy.   Lưu ý, khi bón phân chuồng từ 8 - 10 tấn/ha có thể giảm lượng kali bón khoảng 25 - 30% vì lượng kali có trong phân chuồng rất dễ cung cấp cho lúa.   Các nghiên cứu cho thấy lượng lân tồn dư trong đất thường rất cao vì trong vụ xuân lúa không hút được nhiều lân do nền nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa/khử oxy. Do vậy, bón phân lân cho lúa mùa cũng nên thấp hơn vụ xuân 30 - 50% mà không ảnh hưởng đến năng suất trên các loại đất phù sa, đất bạc màu. Trên đất phèn và đất phù sa úng trũng thì lượng phân lân chỉ nên giảm 10 - 15% so với vụ xuân.   Vụ mùa cũng lưu ý do lượng đạm mất có thể rất lớn theo các con đường khác nhau. Mưa lớn dễ làm nước tràn bờ nên cần lựa chọn thời điểm bón phân phù hợp để đạm không bị trôi theo nước mặt. Một lượng phân đạm rất lớn (có thể trên 30%) bị mất do bay hơi ở dạng NH3 khi nhiệt độ mặt nước cao, quá trình chuyển hóa đạm thành NH3 xảy ra mạnh, việc bón phân phân giải chậm và bón vùi sâu là giải pháp hiệu quả.   Do vậy, bón phân cho lúa mùa nên chia bón ít lần tùy theo điều kiện thời tiết. Tối đa cũng chỉ nên bón 3 lần là: Bón lót, bón thúc 1 (thúc đẻ), bón thúc 2 (đón đòng). Thông thường, bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân; 20% phân đạm. Tuy nhiên, nếu vào giai đoạn mưa nhiều, nhiệt độ cao có thể chỉ bón lót phân hữu cơ và phân lân. Phân đạm để bón thúc sớm. Trên đất bạc màu, đất cát biển và với lúa lai nên bón lót khoảng 20% phân kali. Dùng NPK cao cấp Phú Điền bón thúc L1, L2 là phù hợp nhất   Bón thúc đẻ khoảng 30 - 40% lượng phân đạm và khoảng 30% lượng phân kali. Lượng phân bón còn lại dùng để bón đón đòng. Riêng trên đất thành phần cơ giới nhẹ như đất bạc màu, đất cát biển thì cần dành một lượng 20% đạm và kali để bón nuôi đòng, do các loại đất này khả năng giữ dinh dưỡng kém, nên cây lúa dễ bị thiếu dinh dưỡng giai đoạn cuối làm tỉ lệ hạt lép, lửng tăng lên. Bón NPK cao cấp Phú Điền 13-3-7, lượng bón 14-17kg/sào.   Trên thị trường phân bón hiện nay phân bón NPK Phú Điền cho lúa năng suất cao, chất lượng tốt và đảm bảo an toàn sinh học. Ngoài ra phân bón NPK Phú Điền giúp cây trồng tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi, từ đó giúp cây trồng tăng năng suất từ 10% – 30%.  Phân bón NPK Phú Điền cho cây lúa gồm: NPK tổng hợp Phú Điền 5 – 10 – 3 + TE mới có thành phân Lân gồm 2 loại: tan nhanh và chậm tan nên có khả năng cung cấp đều đặn dinh dưỡng cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, giảm thất thoát, rửa trôi phân bón, tăng năng suất cây trồng, phù hợp với tất cả các loại đất; NPK cao cấp Phú Điền bón thúc L1, L2; NPK cao cấp Phú Điền 13-3-7 Nếu lúa mùa được gieo cấy trên nền đất trồng cây màu vụ xuân, nhất là lạc xuân, thì trong cơ cấu này, lúa vụ mùa có thể giảm lượng đạm và lân bón thêm khoảng 5 - 10% nữa.  

    • Chăm sóc lạc xuân bằng phân NPK Phú Điền

      Chăm sóc lạc xuân bằng phân NPK Phú Điền

      Lạc được bón phân NPK Phú Điền sinh trưởng phát triển khỏe cân đối, bộ lá xanh sáng bản lá dày ngọn nở phân cành sớm cành mập ít sâu bệnh hoa nở tập trung tỷ lệ đậu quả cao...

    • Bón NPK Phú Điền cho cây thuốc lào

      Bón NPK Phú Điền cho cây thuốc lào

      Ở Việt Nam hàng năm trồng khoảng 4.000 - 4.200ha thuốc lào tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Thái Thụy (Thái Bình). Đây là những vùng đất phèn khá điển hình, với công thức luân canh 2 - 4 vụ/năm như thuốc lào và lúa mùa hoặc thuốc lào - dưa hè - lúa mùa - hành tỏi vụ đông.

    • Kỹ thuật bón phân cho cây na trên đất dốc Lạng Sơn

      Kỹ thuật bón phân cho cây na trên đất dốc Lạng Sơn

      Na là một loại cây có tính thích ứng rộng, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Quả na có độ ngọt cao, lại có hương thơm nên được nhiều người ưa thích.

    Hỏi đáp

    Phân bón Phú Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

    ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

    • Đạm Hà Bắc
    • Đạm Ninh Bình
    • Super lân Đức Giang
    • Supe Lâm Thao
    • Báo Nông nghiệp Việt Nam
    • Khuyến nông Quốc gia
    • Hội Nông dân Việt Nam
    • Bộ Công thương