Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (31.08.2020)
Do ảnh hưởng điều kiện thời tiết mưa nhiều, thời gian tới bệnh đạo ôn lá tiếp tục gia tăng trên các trà lúa tại khu vực ĐBSCL từ đẻ nhánh đến làm đòng; bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt, khô vằn,...tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín.
Ảnh minh hoạ
1. Trên cây lúa:
1.1. Các tỉnh phía Bắc
- Đối với các tỉnh Bắc Bộ:
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 6 tiếp tục gây hại trên trà lúa Mùa chính vụ - muộn giai đoạn đứng cái- làm đòng. Mật độ sâu non tăng cao đầu tháng 9, đặc biệt trên những diện tích lúa chưa được phun trừ và phun thuốc kém hiệu quả tại các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng,...
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: rầy cám lứa 6 tiếp tục nở, mật độ và diện tích nhiễm tăng nhanh trên trà lúa Mùa sớm và chính vụ, có khả năng gây cháy ổ từ đầu tháng 9 trở đi trên các giống nhiễm nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời.
+ Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non gây bông bạc tăng trên trà lúa Mùa sớm trỗ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, dảnh héo diện hẹp trên trà muộn.
+ Bệnh lùn sọc đen: tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên lúa giai đoạn phát triển đòng tại các tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Kạn,....
+ Bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn tiếp tục phát sinh gây hại tăng, hại nặng trên các giống nhiễm như lúa thuần và lúa lai Trung Quốc; bệnh khô vằn mức độ hại nặng tăng nhanh trên trà lúa đòng - trỗ.
Ngoài ra, chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng; bệnh vàng lá di động (vàng lụi), bệnh đen lép hạt.... hại nhẹ, cục bộ; vùng miền núi phía Tây Bắc chú ý bệnh đạo ôn cổ bông.
- Đối với các tỉnh Bắc Trung bộ:
+ Chuột: Tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn đòng trỗ tại các tỉnh trong vùng. Hại nặng ở các khu ruộng gần gò bãi, mương máng, những vùng chưa thực hiện tốt công tác diệt chuột ngay từ đầu vụ.
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Mùa sớm giai đoạn chín, lúa Mùa chính vụ làm đòng trỗ, lúa Mùa muộn đứng cái - làm đòng, mức độ hại và diện tích nhiễm tăng tại các tỉnh: Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa. Đặc biệt tại các huyện miền núi, có khả năng gây cháy cục bộ tại những vùng có mật độ cao, ruộng thiếu nước, công tác phòng trừ không tốt.
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Mùa chính vụ - muộn giai đoạn đứng cái - làm đòng - trỗ bông tại các tỉnh trong vùng. Mức độ gây hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ tại các huyện miền núi và vùng ven biển.
+ Sâu đục thân: Tiếp tục gây bông bạc trên lúa Mùa giai đoạn trỗ bông, gây dảnh héo trên lúa Mùa muộn giai đoạn đứng cái.
+ Nhện gié: Tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn đòng - trỗ chín, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ.
+ Bệnh lem lép hạt: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Mùa sớm giai đoạn đỏ đuôi - chín, lúa Mùa chính vụ giai đoạn trỗ bông. Hại nặng tại Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hóa.
+ Bệnh khô vằn: Tiếp tục gây hại tăng trên lúa Mùa làm đòng - trỗ bông - chín tại các tỉnh trong vùng, hại nặng trên những chân ruộng cấy dày, bón nhiều đạm.
Các dịch hại khác như: Bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lá di động,... tiếp tục phát sinh gây hại diện hẹp tại Nghệ An và Hà Tĩnh ở mức độ nhẹ đến trung bình, hại nặng cục bộ.
1.2. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, lem lép thối hạt... tiếp tục phát sinh và gia tăng gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh - chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình; bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa Hè Thu chính vụ - muộn ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh hòa và Tây Nguyên, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, hại nặng cục bộ; sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm,... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa vụ 3 và lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, cục bộ sâu đục thân hai chấm gây bông bạc trên lúa Hè Thu muộn giai đoạn trỗ bông; ốc bươu vàng tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên lúa vụ 3, lúa Mùa giai đoạn mạ - đẻ nhánh; chuột tiếp tục gây hại nhẹ, hại nặng cục bộ trên các trà lúa.
1.3. Các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Do ảnh hưởng điều kiện thời tiết mưa nhiều, thời gian tới bệnh đạo ôn lá tiếp tục gia tăng trên các trà lúa từ đẻ nhánh đến làm đòng; bệnh đạo ôn cổ bông, đen lép hạt, khô vằn,...tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín.
Ngoài ra, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ,... hại tăng trên lúa Thu Đông và lúa Mùa giai đoạn từ đẻ nhánh - làm đòng- trỗ bông; mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình. Chuột gây hại tăng trên trà lúa ở giai đoạn đòng trỗ - chín; bọ trĩ, ốc bươu vàng,.. hại tăng trên lúa Thu đông - Mùa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
2. Trên cây trồng khác
- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại.
- Trên cây rau, màu: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, ruồi đục lá, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, nhện đỏ… phát sinh gây hại nhẹ; bệnh xoăn lá virus tiếp tục gây hại trên cây cà chua.
- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, .... tiếp tục hại tăng; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục phát sinh gây hại xu hướng tăng tại các vùng chuyên canh; diện tích nhiễm sâu đục quả giảm do thời tiết bất thuận.
- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam, sâu đục cuống quả vải, bọ xít nâu tiếp tục phát sinh, gây hại trên vải muộn quả non ở Bắc Giang, Hải Dương.
- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp, bệnh phồng lá, ... tiếp tục gây hại.
- Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung, sâu non xén tóc, ... tiếp tục gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch, nặng hại cục bộ.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại, phát sinh gây hại tăng; rệp sáp bột hồng tái xuất hiện và gây hại tại địa phương đã từng phát hiện trước đây.
- Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng; bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trên cây cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk, rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt, ... tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại... tiếp tục gây hại.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành, ...tiếp tục gây hại nhẹ trên lá, lộc non.
- Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư, ...gây hại nhẹ.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại từ đầu mùa mưa.
- Cây dừa: Bọ cánh cứng hại dừa tiếp tục gây hại.
- Trên cây tre, nứa, luồng, vầu: Trưởng thành châu chấu tre lưng vàng tiếp tục di cư và gây hại nặng cục bộ trên tre, nứa, luồng,.. tại các tỉnh tiếp giáp biên giới Lào và Trung Quốc như Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa,...
Theo Cục bảo vệ thực vật
Tin khác
Hướng dẫn phòng chống sinh vật gây hại cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
Mở cơ hội ứng dụng công nghệ trong HTX nông nghiệp
Trồng loại rau được ví như thuốc chữa bệnh, nông dân một xã của tỉnh Thái Bình thu ngay 10 tỷ đồng
Khí thế mới vụ đông 2020
Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (24.08.2020)
- Hướng dẫn phòng chống sinh vật gây hại cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
- Mở cơ hội ứng dụng công nghệ trong HTX nông nghiệp
- Trồng loại rau được ví như thuốc chữa bệnh, nông dân một xã của tỉnh Thái Bình thu ngay 10 tỷ đồng
- Lý do Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu phân bón
- Khí thế mới vụ đông 2020
- Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần 07.09.2020
- Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (24.08.2020)
- Cục Bảo vệ thực vật ban hành tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón
- Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 25/2 - 2/3)
- Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (3-9/12)
Hỏi đáp
Phân bón Phú Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.