Hướng dẫn phòng chống sinh vật gây hại cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
Thời tiết trước, trong và sau tết Nguyên Đán 2024 được dự báo ban ngày trời nắng nóng; đêm và sáng sớm nhiệt độ giảm thấp, trời lạnh, buổi sáng rải rác có sương mù, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
Thời tiết trước, trong và sau tết Nguyên Đán 2024 được dự báo ban ngày trời nắng nóng; đêm và sáng sớm nhiệt độ giảm thấp, trời lạnh, buổi sáng rải rác có sương mù, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
Dự báo sâu bệnh trước, trong và sau tết Nguyên Đán 2024:
Điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh phát triển một số sâu bệnh hại cây trồng như: đạo ôn, cháy lá vi khuẩn, sâu cuốn lá trên cây lúa; sâu keo mùa thu, bệnh mốc sương, sâu đục thân, rệp cờ trên cây bắp; bọ phấn trắng, khảm lá trên cây mì; rệp sáp tuyến trùng, chết nhanh, chết chậm, thán thư trên cây tiêu; bọ xít muỗi, thán thư, bọ trĩ, khô đen hạt non, rệp sáp trên cây điều; phấn trắng, hiện tượng vàng rụng lá trên cây cao su; rầy xanh, rầy phấn, chảy mủ, cháy lá, nhện đỏ trên cây sầu riêng; bọ trĩ, ruồi đục quả, thán thư, nhện đỏ trên cây xoài; đốm nâu trên cây thanh long; thối trái, sâu đục trái, sâu đục cuống trái trên cây mít; phấn trắng, bọ trĩ, rệp sáp trên cây chôm chôm; nhện đỏ, bọ trĩ trên cây có múi; rệp sáp trên cây thanh long, chôm chôm, xoài, sầu riêng. Chú ý các đối tượng sâu bệnh hại khảm lá mì và đối tượng chưa xuất hiện đang theo dõi như châu chấu sa mạc.
Các giải pháp bảo vệ cây trồng:
Căn cứ kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024 trên địa bàn huyện và dự báo thời tiết vụ Đông Xuân 2023 - 2024. Để chủ động phòng chống sinh vật hại cây trồng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện khuyến cáo các giải pháp bảo vệ cây trồng như sau:
Cây lúa: Bón phân cân đối NPK, bổ sung phân trung vi lượng tùy theo thời tiết, đất đai, giai đoạn sinh trưởng của lúa. Lưu ý trước thời kỳ bón phân đón đòng nếu nhiệt độ xuống thấp cần lùi thời gian bón hợp lý. Quản lý nước trong ruộng lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng nhằm tiết giảm việc sử dụng nước; áp dụng biện pháp tưới ngập - khô xen kẽ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu, rầy di trú, phát hiện kịp thời bệnh vàng lùn - lùn xoán lá tiêu hủy nguồn bệnh ngay từ đầu vụ; phát hiện các ổ dịch rầy nâu (mật số cao) phun trừ kịp thời không để lây lan trên diện rộng; Đối với bệnh đạo ôn khi bệnh xuất hiện ngưng bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá, luôn giữ nước trong ruộng sử dụng thuốc đặc trị phun trừ; đối với sâu cuốn lá không nên phun thuốc phòng trừ đầu vụ, chỉ phun khi mật độ sâu quá cao, thực hiện các biện pháp chăm sóc để cây mau phục hồi.
Cây bắp: Cần thăm đồng kiểm soát tốt sâu keo mùa thu và phát hiện sớm các sinh vật gây hại khác để có biện pháp phòng chống kịp thời. Đặc biệt đối với sâu keo mùa thu nếu phát triển có thể sử dụng các thuốc BVTV chứa các hoạt chất Bacillus thuringiensis (Map-Biti WP 50000 IU/mg, Biocin 16 WP, 8000 SC, Dipel 6.4WG…), Spinetoram (Radiant 60SC), Indoxacarb (Vitashield gold 600EC, Map dona 265EC, Obaone 95WG…), Lufenuron, Emamectin benzoate (Match® 050 EC, Dadygold 50EC, Volz 700EC...). Đối với những khu vực nhiễm sâu keo mùa thu từ vụ trước nên sử dụng các giống biến đổi gen.
Cây mì: Thường xuyên sử dụng bẫy dính màu vàng dự báo mật độ bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh), khi bọ phấn xuất hiện rộ bất thường nhanh chóng sử dụng thuốc BVTV hoạt chất Dinotefuran hoặc Pymetrozine để phòng trừ.
Cây rau: Cần bón vôi, phơi ải, luân canh, bón phân chuồng hoai mục có bổ sung nấm đối kháng Trichoderma sp., sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng phân đạm, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thay cho thuốc hóa học để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Trên cây lâu năm:
+ Các cây chuẩn bị ra bông (chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, một số diện tích điều chưa ra bông..): dọn vệ sinh vườn, bón phân và tưới nước hợp lý; có thể hỗ trợ phun phân qua lá có hàm lượng kali cao để lá nhanh già, giúp cho cây ra bông tốt hơn.
+ Cây đang ra bông, đậu trái (điều, xoài, sầu riêng): có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng Bo, Can xi cao phun trên cây giúp tăng khả năng đậu trái; chủ động phòng chống các đối tượng sâu bệnh hại phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết hiện nay như: bọ trĩ, bọ xít muỗi, bệnh thán thư trên cây điều; bọ trĩ, bệnh thán thư trên cây xoài; rệp sáp, nhện đỏ,.. trên các loại cây trồng.
+ Cây tiêu: phát hiện xử lý ngay các gốc tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm. Chú ý bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục có bổ sung nấm đối kháng Trichoderma, có các biện pháp chăm sóc tập trung và phù hợp cho cây ngay từ đầu vụ.
+ Cây điều: bón phân chăm sóc đúng quy trình để cây sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa tập trung. Tập trung phòng trừ dịch hại giai đoạn ra bông đậu trái cần chú ý sâu róm, bọ xít muỗi, bọ trĩ và bệnh thán thư để hạn chế làm khô bông, rụng trái non.
Bệnh thán thư: tăng cường chăm sóc vườn cây, tạo cho vườn thông thoáng khi bệnh phát triển có thể sử dụng các loại thuốc như: Hexaconazol (Callihex 5SC; Vivil 5SC; Tungvil 5SC)...để phun trừ;
Sâu róm đỏ: Dùng các biện pháp xông khói, dùng lửa đốt lông sâu róm, sâu rụng xuống đất sau đó thu gom và đốt. Dùng các loại thuốc hoá học chứa hoạt chất sau để phòng trừ: Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin, Lambda - Cyhalothri, Permethrin, Cypermethrin Fipronil...
Bọ xít muỗi: Có thể áp dụng biện pháp xông khói, nuôi kiến vàng trong vườn điều. Phun thuốc vào lúc cành non phát triển nhiều (tháng 10 dương lịch), lúc cây bắt đầu ra bông (tháng 12 dương lịch), lúc trái non ra rộ (tháng 2 - 3 dương lịch. Sử dụng các thuốc BVTV chứa hoạt chất: Abamectin; Alphacypermethrin; Phosalone; Lambda -cyhalothrin.
Khô đen hạt non: nông dân tăng cường sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng canxi cao để phun như: Canxi Bo, Siêu Canxi,…
Cà phê: thăm vườn phát hiện phòng trừ kịp thời bệnh nấm hồng, gỉ sắt, bệnh khô cành khô quả có biện pháp phòng trừ sớm để không ảnh hưởng tới năng suất.
Cây mít: đối với bệnh xì mủ thối gốc chết cây tiến hành thu dọn, tiêu hủy tàn dư thực vật, các bộ phận bị bệnh, xử lý vôi trên khu vực cây bị chết.
Cây bưởi: phòng trừ sâu hại lá non, trái non (sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng, nhện vàng, sâu đục vỏ trái, sâu đục trái, bọ trĩ, rệp sáp), ốc sên khi phòng trừ lưu ý sử dụng thuốc sinh học, ít độc.
Sâu vẽ bùa: có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV có hoạt chất như: Abamectin (Abasuper 1.8EC, 3.6EC, 5.55EC),... để phun trừ.
Ốc sên: khi phát hiện với mật độ thấp nông dân có thể bắt bằng tay, khi mật số cao có thể sử dụng các loại thuốc BVTV trừ ốc có đăng ký trong danh mục để phun trên cây và rải xung quanh gốc để phòng trừ.
Cây xoài: tập trung quản lí các loại dịch hại như bọ trĩ, rầy bông xoài, ruồi đục trái (biện pháp bao trái đang được sử dụng rộng rãi), bệnh thán thư.
+ Bệnh cháy lá, thán thư bông: khi bệnh phát triển có thể phun các thuốc BVTV có hoạt chất như: Propineb (Dovatracol 72WP).
+ Bọ trĩ: Nếu mật độ bọ trĩ cao phun thuốc có hoạt chất Abamectin, Azadirachtin,...
Cao su: phòng trừ tốt bệnh phấn trắng, theo dõi phát hiện bệnh rụng lá đốm vòng trên cây cao su. Khi xuất hiện bệnh với tỷ lệ cao dùng thuốc hóa học phun trừ, tuân thủ theo nguyên tắc "4 đúng".
Cây sầu riêng:
Đối với rầy phấn sầu riêng: có thể sử dụng một số thuốc trừ rầy trên cây ăn quả như: hoạt chất Abamectin + Chlorfluazuron (Confitin 18EC); hoạt chất Thiamethoxam (Acrara 25WG); hoạt chất dinotefuran (Oshin 20WP),...để phun trừ giai đoạn cây ra đọt non.
Đối với sâu đục quả sầu riêng có thể sử dụng các loại thuốc BVTV trên cây ăn trái có hoạt chất như: Emamectin Benzoata (Rholam 20 EC; Actimax 50 WP; Dylan 2EC),... để phun trừ.
Đối với bệnh cháy lá: khi bệnh phát triển có thể phun các thuốc BVTV có hoạt chất như: Propineb (Dovatracol 72WP).
Bệnh thối gốc chảy nhựa phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhất là trong mùa mưa; lây lan qua nước, gió, tàn dư thực vật và côn trùng, cần phát hiện sớm cây bị bệnh chảy mủ, cạo sạch vết bệnh và dùng thuốc liều lượng từ 30 - 50 g/1 lít nước để quét lên vết bệnh vài lần. Có thể dùng các loại thuốc có gốc Dimethomorph (min 99.1%) 90g/kg + Mancozeb 600 g/kg, Mancozeb 640 g/kg + Metalaxyl-M 40 g/kg tưới quanh gốc.
Đối với nhện đỏ trên cây bơ, sầu riêng, cây có múi nên bảo tồn thiên địch gồm: nhện thiên địch, ruồi chân dài, bọ kiến, bọ rùa... Hạn chế dùng thuốc hóa học, giữ độ ẩm tán lá ở mùa khô. Khi nhện đỏ thường xuyên tăng mật số: dùng máy phun cao áp phun 1 - 2 giờ/ngày cho ướt toàn bộ tán lá. Khi có trên 25% số lá già bị nhiễm nhện đỏ, dùng luân phiên các loại thuốc chứa hoạt chất Abamectin (Abatox 3.6EC, Vibamec 5.55EC...).
Cây thanh long:Bệnh đốm nâu: cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để phòng trừ, đặc biệt chú trọng các biện pháp canh tác như: Vệ sinh cỏ dại, tiến hành tỉa cành cho vườn thông thoáng, loại bỏ những cành, quả bị bệnh thu gom chôn lấp, rắc vôi tiêu hủy, bón phân cân đối. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng (như Cuprous Oxide, Copper Hydroxide, Copper) hoặc gốc Mancozeb để phun trừ. Chú ý trong giai đoạn cây mang trái khi phun thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly.
Cây rừng trồng: Áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp như canh tác (làm đất, vệ sinh vườn, bẫy dẫn dụ…), biện pháp thủ công (bắt sâu non, bẫy đèn…) chỉ sử dụng các biện pháp hóa học khi thật cần thiết (lưu ý chỉ sử dụng các loại thuốc trong danh mục thuốc BVTV được pháp sử dụng tại Việt Nam để phòng trừ).
Tin khác
- Mở cơ hội ứng dụng công nghệ trong HTX nông nghiệp
- Trồng loại rau được ví như thuốc chữa bệnh, nông dân một xã của tỉnh Thái Bình thu ngay 10 tỷ đồng
- Lý do Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu phân bón
- Khí thế mới vụ đông 2020
- Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần 07.09.2020
- Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (31.08.2020)
- Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (24.08.2020)
- Cục Bảo vệ thực vật ban hành tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón
- Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 25/2 - 2/3)
- Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (3-9/12)
Hỏi đáp
Phân bón Phú Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.